fb

Sử dụng nước chứa kim loại nặng có hại như thế nào tới làn da và sức khỏe?

Kim loại được xem là kim loại nặng khi có khối lượng riêng trên 5g/cm3. Các kim loại nặng chứa lượng yếu tố nhiễm độc cao. Nếu khối lượng riêng dao động từ 3.5 – 7g/cm3 thì có thể rất độc kể cả ở nồng độ thấp. Cùng TGL tìm hiểu xem nước chứa kim loại nặng gây ra những tác hại như thế nào đến làn da và sức khỏe người sử dụng nhé.

1. Kim loại nặng trong nước là gì?

Các kim loại nặng hay có trong nguồn nước gồm: Hg (Thủy ngân), Cr (Crom), Pb (Chì), As (Asen), Cd (Cadmi), Mn ( Mangan), Zn (Kẽm), Cu (Đồng),…Khi các kim loại nặng tồn tại ở dạng nguyên tố không thấm nước thì chúng hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên khi tồn tại ở dạng ion trong nước khi vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây hại khi tiếp xúc với cơ thể. Điều này là bởi chúng có thể liên kết thành chuỗi cacbon ngắn, khó đào thải và dễ gây ngộ độc. Lượng kim loại nặng trong nước nhiều sẽ khiến người dùng dễ gặp phải nguy cơ mắc các bệnh về da liễu và nhiễm độc.

2. Tác hại của nước chứa kim loại nặng tới làn da và sức khỏe

Sử dụng nước chứa kim loại nặng thời gian dài có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và làn da người dùng. Cụ thể như sau:

Sắt (Fe)

Sắt là kim loại nặng có rất nhiều trong các mạch nước ngầm ở Việt Nam, thường tồn tại dưới dạng Fe2+ khiến nước có mùi tanh. Khi nước nhiễm sắt được bơm lên khỏi mặt đất, sắt Fe2+ sẽ gặp oxy và biến thành sắt Fe3+ làm nước có màu nâu đỏ. Theo tiêu chuẩn, hàm lượng sắt trong nước phải dưới 0.5mg/L nếu không nước bị nhiễm sắt, hay còn gọi là nước nhiễm phèn dễ gây viêm da, dị ứng, uống bị ngộ độc.

Asen (As)

Asen tồn tại trong nước dưới dạng hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. Hàm lượng asen trong nước sạch chỉ được dưới 0.05mg/L, đối với nước uống là dưới 0.01mg/L. Nước nhiễm Asen gây ra nhiều tác động xấu đến sức khoẻ như: ngộ độc asen, nhiễm độc gan, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư và hắc sắc tố trên cơ thể.

Chì (Pb)

Nước nhiễm chì là do hiện tượng đường ống nước bị ăn mòn hoặc do nước thải từ hoạt động sản xuất của con người. Theo quy định, lượng chì trong nước không được quá 0.01mg/L. Sử dụng nước nhiễm chì có thể gây ra tác hại như: ngộ độc, thiếu máu, mệt mỏi, khó chịu, tăng huyết áp, tổn thương não và tế bào.

Crom (Cr)

Crom trong nước có hai dạng Cr3+ và Cr4+. Trong đó, Cr3+ thì không độc, còn Cr4+ là chất độc thuộc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người cực cao. Crom chủ yếu đến từ nguồn nước thải từ các nhà máy mạ điện, nhuộm da, mực in, chất nổ. Theo quy định, hàm lượng crom trong nước phải dưới 0.05mg/L. Kim loại nặng này có thể gây viêm loét dạ dày, ruột non, viêm gan, thận,….

Thủy ngân (Hg)

Thuỷ ngân đi vào cơ thể qua đường nước sẽ phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, hemoglobin và albumin, liên kết với màng tế bào làm thay đổi lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của mô, làm thiếu hụt năng lượng để cung cấp cho các tế bào thần kinh. Nước nhiễm metyl thuỷ ngân có mức độ độc cao nhất vì làm phân liệt các nhiễm sắc thể và ngăn trở quá trình phân chia của tế bào.

Hàm lượng thuỷ ngân trong nước cho phép phải dưới 0.006mg/L. Nếu vượt quá sẽ gây ra các tác hại cho sức khoẻ như: làm ngộ độc, gây đột biến dị dạng ở thế hệ sau, rối loạn cholesterol ở người.

Kẽm (Zn)

Kẽm thường có trong nước mặt do ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp không được xử lý mà thải trực tiếp vào nước. Hàm lượng kẽm trong nước không được quá 3mg/L nếu không sẽ gây ra các tác động như: thiếu máu, đau bụng, ngăn cản sự phát triển của cơ bắp, gây hại cho tế bào,…

Đồng (Cu)

Đồng thường có mặt trong nước, nhưng để đảm bảo nước an toàn, thì lượng đồng trong nước phải ít hơn 2mg/L. Dùng nước nhiễm đồng nặng trong thời gian dài sẽ gây ra tác hại như: ngộ độc tế bào, kích thích ăn mòn, tạo niêm mạc, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Cadimi (Cd)

Cadimi là kim loại nặng thường có trong nước ngầm. Lượng cadimi trong nước chỉ được phép dưới 0.003mg/L nếu không sẽ gây ra các ảnh hưởng cho sức khỏe nghiêm trọng như: tổn thương thận và xương, viêm phế quản, thiếu máu, bệnh cấp tính ở trẻ em.

nước kim loại nặng gây bệnh về da, thần kinh, dạ dày

3. Phương pháp xử lý nước nhiễm kim loại nặng bằng TGL Water

Bộ lọc nước sinh hoạt của TGL Water đang được coi như là giải pháp để ngăn chặn hiện tượng nước chứa kim loại nặng gây hại hiện nay. Hệ thống lọc nước của TGL Water được tích hợp nhiều cấp lọc với các công nghệ làm sạch tiên tiến nhất để lọc sạch kim loại nặng trong nước trước khi được đưa vào đường ống nước của gia đình để sử dụng.

Hệ thống lọc nước sinh hoạt của TGL Water bao gồm:

– Phin lọc tinh lọc cặn lơ lửng, cặn bùn đất nhìn thấy

– Lọc carbon có mắt lọc tới 5 micron, giúp lọc được hóa chất, tạp chất, kim loại nặng gây hại

– Màng siêu lọc UF có kích cỡ lọc tới 0.01 micron lọc 99,99% vi khuẩn, virus, kim loại nặng siêu siêu nhỏ

– Lọc lượng tử là công nghệ ưu việt về diệt khuẩn. Lọc tới 99,9999% vi khuẩn trong nước

Tùy vào nhu cầu của gia đình mà bộ lọc sẽ được trang bị cấp lọc và số lượng cấp lọc khác nhau.

Đặc biệt hơn cả là trong tất cả các bộ lọc của TGLWater đều được trang bị công nghệ từ trường Superior độc quyền của Mỹ. Điểm nổi trội của công nghệ này chính là khi nước khi đi qua sẽ bị phân tách thành phân tử siêu nhỏ. Các ion khoáng chất được phân nhỏ giảm khả năng kết dính hay bám lên bề mặt. Nhờ đó xử lý hiệu quả hiện tượng cáu cặn, gỉ sét mà không cần dùng hoá chất.

Lọc Superior loại bỏ nước kim loại nặng

Do đó có thể nói, đây là phương pháp lọc kim loại nặng khỏi nước tối ưu, mà còn thân thiện với người sử dụng và môi trường.

Trên đây là phân tích những tác hại của nước chứa kim loại nặng tới da và sức khỏe người dùng. Với giải pháp từ bộ lọc nước sinh hoạt TGL Water hy vọng đã giúp gia đình có được gợi ý để chủ động ngăn chặn nhiễm độc kim loại nặng trong nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.541.661