fb

Nước sinh hoạt không đạt chuẩn có hại thế nào cho sức khỏe, da dẻ của trẻ em, phụ nữ

Nước là thành phần không thể thiếu cho các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của con người. Nhưng nước sinh hoạt không đạt chuẩn, bị ô nhiễm cũng là tác nhân hàng đầu ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh cho người, giảm tuổi thọ của vật dụng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có đến 80% nguyên nhân lây nhiễm bệnh là do nguồn nước.

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nguồn nước sinh hoạt lấy từ giếng khoan, nước mưa hay nước máy nhìn trong có nghĩa là đủ sạch để dùng. Nhưng không biết rằng những nguồn nước sinh hoạt này chưa được xử lý đúng quy trình vẫn chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, chất độc hại, vi khuẩn,…gây nguy hiểm đến sức khoẻ và da liễu ở chị em phụ nữ và trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tác hại khi sử dụng nước sinh hoạt không đạt chuẩn có hại như thế nào cho sức khỏe, da dẻ của trẻ em, phụ nữ và giải pháp xử lý nước sinh hoạt để có nguồn nước sạch đạt chuẩn, đảm bảo an toàn.

1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt hiện nay

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, tuy nhiên có thể thống kê qua một vài tác nhân chủ yếu sau đây:

1.1. Chất thải từ sản xuất công nghiệp

Sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu khiến nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Không chỉ nước thải, mà rác thải công nghiệp, hóa chất, vi sinh vật cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt trong chất thải công nghiệp còn chứa nhiều chất rất độc hại như chì, thuỷ ngân, lưu huỳnh,…Chất độc, hóa chất công nghiệp làm biến đổi màu sắc của nước, nhiệt độ, khoáng chất trong nước, làm nguy hại đến sức khỏe người dùng.

1.2. Chất thải từ hoạt động sinh hoạt

Nước thải, rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… là mối nguy hại ngầm cho nguồn nước sinh hoạt. Chất thải này rất giàu hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ làm nước hôi, bốc mùi, mất vệ sinh môi trường. Đây cũng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn, mầm bệnh phát triển ra môi trường.

1.3. Hoạt động khai thác khoáng sản

Các hoạt động khai thác khoáng sản tự nhiên như than đá, quặng vàng, sắt,… cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Kim loại nặng và sunfua từ đá pha trộn với hóa chất khai thác quặng ngấm vào nước gây ngộ độc, ung thư và loạt bệnh lý khác.

1.4. Rác thải nhựa

Rác thải nhựa là mối nguy hại lớn nhất với nguồn nước, bởi chúng giải phóng ra các hạt vi nhựa khó phân huỷ và cần thời gian lâu để phân huỷ hoàn toàn. Rác thải nhựa theo dòng nước gây ô nhiễm và chết nhiều sinh vật thuỷ sinh.

1.5. Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Chất bảo vệ thực vật, kích thích cây trồng không được xử lý ngấm vào nước khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, vỏ thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật bị bỏ xuống kênh, mương, từ đó ngấm vào nguồn nước ngầm.

1.6. Hoá chất làm sạch khiến nước kém an toàn

Hoá chất được dùng để làm sạch nước đôi khi lại là nguyên nhân khiến nước không còn an toàn để sử dụng. Các chất như khí clo, canxi hydroxit, florua có thể tìm thấy nhiều trong nước máy. Những hoá chất này được dùng để tiêu diệt vi khuẩn trong nước nhưng không phải lúc nào cũng hoà tan hết. Đặc biệt, clo là chất rất dễ được nhận ra và ảnh hưởng lên cả da và hệ hô hấp, nhất là đối với trẻ em. Các loại bệnh như viêm da cơ địa, ngứa da, khô da, khô tóc, khó thở,… phần lớn do cl trong nước gây ra.

2. Tác hại của nước sinh hoạt nhiễm bẩn đến sức khoẻ và da dẻ của phụ nữ, trẻ nhỏ

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm chưa được xử lý dù nhìn bằng mắt thường rất trong, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy hại đến sức khỏe phụ nữ và trẻ em.

2.1. Nước sinh hoạt nhiễm hợp chất hữu cơ

Các chất hữu cơ thường có độ bền sinh học cao và gây độc, đặc biệt là các hidrocacbon thơm như phenol, linden, sevin, endrin, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, các chất tẩy hoạt tính. Khi sử dụng nước ô nhiễm, các hợp chất hữu cơ gây ra tình trạng nhiễm độc gan, ngộ độc, xương bị ảnh hưởng bởi kali và cadimi, nguy cơ ung thư cao.

2.2. Nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng

Nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như chì, thủy ngân,…nếu hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép gây ra các bệnh như gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, rối loạn tạo huyết ở tuỷ xương, đột biến gen, thai bị chất lưu, quái thai, ung thư.

Nguồn nước nhiễm sắt mặc dù không gây nguy hiểm ngay cho người, nhưng vẫn có thể khiến chị em phụ nữ và trẻ nhỏ mắc một số bệnh ngoài da như dị ứng, mẩn ngứa. Nếu sử dụng trong thời gian dài khiến cơ thể nhiễm độc sắt thì sẽ làm tổn hại đến tế bào và các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, hệ tiêu hoá, động mạch,…

Sử dụng nước sinh hoạt nhiễm crom có thể khiến viêm thận, viêm gan, ung thư phổi. Nước nhiễm mangan gây độc với chất nguyên sinh của tế bào, tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương thận, hệ tuần hoàn, phổi, thậm chí gây tử vong nếu ngộ độc nặng.

Nước nhiễm asen được coi là cực độc. Asen là kim loại nặng gây ra hơn 20 bệnh khác nhau, trong đó phần lớn là bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư da, suy thận, viêm xoang, viêm phế quản,… Các bệnh này thường không có biểu hiện ngay, mà diễn biến âm thầm từ 10 – 15 năm, khi phát hiện đã không còn khả năng cứu chữa. Sử dụng nước nhiễm asen chính là cơ hội cho tế bào ung thư xuất hiện và phát triển.  

2.3. Nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn

Các loại vi khuẩn thường gặp trong nước là E.Coli, vi khuẩn tả, thương hàn, Salmonella,…gây bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn. Nước sinh hoạt nhiễm ký sinh trùng như Amip gây bệnh lỵ amip, ấu trùng giun sán gây các bệnh như giun đũa, giun tóc, giun móc, nhiễm sán, viêm ruột ở người.

2.4. Nước sinh hoạt nhiễm đá vôi độ cứng cao

Nguồn nước nhiễm đá vôi có độ cứng cao ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và da dẻ của người dùng. Tắm rửa bằng nước cứng khiến da khô, nứt nẻ, bong tróc, dễ viêm da, mẩn đỏ, dị ứng. Gội đầu bằng nước đá vôi khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng.

Canxi trong nước đá vôi tồn tại ở dạng muối cacbonat kết tủa và không thấm được qua thành ruột và động mạch, tích tụ lâu ngày tạo sỏi thận, sỏi mật, làm tắc động mạch, tĩnh mạch ở người.

Tìm hiểu: Nước cứng là gì? Tác hại & Cách xử lý hiệu quả !!!

2.5. Nước sinh hoạt nhiễm các chất khác

Nước chứa nhiều clo dư thừa có thể gây các bệnh viêm kết mạc, đỏ tấy,..Hàm lượng clo cao có thể gây dị ứng, hen suyễn,…nhất là ở trẻ nhỏ. Clo dư thừa trong nước còn đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai vì có thể làm sảy thai, khiến thai nhi bị dị tật. Nếu clo dư kết hợp với các chất ô nhiễm khác thì làm tăng khả năng mắc ung thư.

Sử dụng nước chứa natri vượt mức cho phép làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nước nhiễm amoni vượt quá tiêu chuẩn có thể gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác. Nước sinh hoạt bị ô nhiễm còn tăng khả năng sảy thai ở phụ nữ, trẻ em bị dị tật bẩm sinh, đẻ non,…

3. Giải pháp xử lý nước sinh hoạt không đạt chuẩn trở thành nước an toàn cho gia đình

TGL Water đang là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp xử lý nước sinh hoạt không đạt chuẩn hàng đầu cho gia đình hiện nay. Các bộ lọc nước của TGL Water áp dụng khéo léo kết hợp công nghệ lọc nước cơ bản và công nghệ mới giúp xử lý nước không đạt chuẩn tối ưu và an toàn nhất.

Bộ lọc nước sinh hoạt TGL Water tích hợp màng lọc siêu vi UF hoặc công nghệ lọc nước lượng tử, cho phép loại bỏ sạch đến 99,9999% lượng vi khuẩn, bào tử, vi rút gây bệnh kích thước chỉ 0.01 micron trong nước.

Máy lọc nước TGL Water được bổ sung 2 lõi lọc carbon: dạng khối và dạng hạt siêu mịn, đảm bảo loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất, hoá chất, kim loại nặng và màu mùi vị lạ trong nước.

Đặc biệt, công nghệ từ trường của TGLWater giúp phân tách các phân tử nước và tái cấu trúc, đưa nước về dạng “nguyên bản” , dễ hấp thụ hơn cho cơ thể và tế bào.

Trên đây là những tác hại nguy hiểm mà nước sinh hoạt không đạt chuẩn có thể gây ra cho sức khoẻ và da dẻ của phụ nữ và trẻ nhỏ. Để chủ động có nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ và an toàn, mỗi gia đình nên tự trang bị một thiết bị lọc nước để ngăn chặn các tác nhân độc hại trong nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.541.661