fb

Nước nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trái Đất có 97% bề mặt là biển và đại dương, chỉ có 3% diện tích là lục địa. Thế nhưng, nguồn nước ngọt ngày càng có nguy cơ giảm sút do bị nhiễm mặn. Các tỉnh thành ở phía Nam Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện xâm nhập mặn từ những năm 2012 và dần trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây. Đặc biệt là khu vực ven biển đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn kéo theo nhiều hệ quả, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hệ lụy mà nước nhiễm mặn gây ra quả thực rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Nước nhiễm mặn là gì?

Nước nhiễm mặn là hiện tượng nước có nồng độ muối hòa tan (NaCl là chủ yếu) vượt quá mức 300mg/lít theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt.

Theo quy chuẩn được Bộ Y tế đưa ra, độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là 250mg/lít trở xuống là mức an toàn (đối với khu vực bình thường trong đất liền). Còn đối với khu vực ven biển, hải đảo là 300mg/lít trở xuống. Chính vì vậy, khi thấy nước có vị mặn bất thường thì khả năng cao là nước đã bị nhiễm mặn vì thông thường, nước sinh hoạt không bao giờ có vị mặn. Tuy nhiên, để thu được kết quả chính xác hơn, chúng ta nên sử dụng các loại máy đo độ mặn chuyên dụng để kiểm tra.

Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn có thể do con người hoặc do thiên nhiên.

Thiên nhiên

– Hiệu ứng nhà kính gia tăng khiến nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao lên, băng ở hai cực tan chảy làm cho mực nước biển dâng cao, xâm lấn vào đất liền khiến cho nước ngầm và nước bề mặt trong lục địa bị nhiễm mặn (khu vực chịu ảnh hưởng đầu tiên là khu vực ven biển).

– Tốc độ bổ sung lượng mưa để cung cấp nguồn nước ngọt vào mạch nước ngầm dưới lòng đất không còn ổn định như trước do sự biến đổi thất thường của khí hậu.

Con người

– Con người đã khai thác và sử dụng quá mức nước ngầm dưới lòng đất đã vô tình tạo điều kiện cho nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.

– Đập thủy điện xây dựng quá nhiều, khai thác gần như triệt để nước đầu nguồn nên hạ lưu không có nước khiến cho những nơi địa hình  thấp sẽ dễ bị xâm nhập mặn khi thủy triều dâng. Vì thế nước sông đang bị nhiễm mặn nhiều hơn.

– Do hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nước ngọt bề mặt tưới tiêu không hợp lý.

Suy cho cùng, nguyên nhân chính khiến nguồn nước bị nhiễm mặn là do con người. Nhiệt độ Trái Đất tăng cao gây hiệu ứng nhà kính cũng vì con người thải ra môi trường quá nhiều chất/khí thải công nghiệp, sinh hoạt.

Tác hại của nước bị nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Đối với con người

– Nếu như chúng ta không có nước ngọt để dùng mà sử dụng nước nhiễm mặn cho sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng lên. Lượng muối bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể tạo thành chất độc gây ra tắc động mạch. Hơn nữa, muối có khả năng hút nước làm cho các tế bào bị teo nhỏ theo thời gian.

– Nước có độ mặn cao gây ra các bệnh ngoài da như ghẻ lở, lang ben, hắc lào.

– Khi sử dụng nước nhiễm mặn để uống thuốc sẽ không có tác dụng, thậm chí là phản tác dụng.

Đối với ngành nông nghiệp, công nghiệp

– Không thể sử dụng nước nhiễm mặn tưới tiêu cho cây trồng được bởi hầu hết các loại cây nông nghiệp, nhất là cây lương thực đều ưa nước ngọt. Nếu sử dụng nước nhiễm mặn sẽ làm giảm năng suất cây trồng, suy thoái chất lượng đất trồng và từ đó phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Với ngành công nghiệp, các lò hơi có nguy cơ bị bám cặn, khó nổ nếu sử dụng nước nhiễm mặn để sản xuất. Thậm chí, các loại thiết bị, máy móc rất nhanh hỏng, tuổi thọ ngắn vì nước nhiễm mặn có độ muối cao sẽ ăn mòn và phá hủy chúng.

>>> Bạn nên xem: Sự cần thiết của máy lọc nước đầu nguồn

Phương pháp giải quyết nước nhiễm mặn

Có nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm mặn nhưng trước hết chúng ta cần xác định được độ mặn của nước để áp dụng giải pháp cho phù hợp.

Chưng cất nhiệt

Đây là phương pháp có từ lâu đời và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần tăng nhiệt độ đến khi nước sôi và bay hơi, sau đó ngưng tụ lại sẽ thành nước tinh khiết. Phương pháp này có thể áp dụng với mọi mức độ nhiễm mặn của nước. Nhưng chỉ có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc với quy mô cực nhỏ, không thể nào áp dụng phổ thông được.

Thẩm thấu ngược

Phương pháp thẩm thấu ngược thực chất là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc có màng lọc RO. Đặc biệt, máy lọc phải có Axetyl Xenlulo sẽ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.

Khi sử dụng máy lọc để lọc nước biển, nước nhiễm mặn, cần tăng áp nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Sau đó, nước sạch chảy vào bình chứa, còn những cặn bẩn và ion sẽ bị giữ lại ở màng lọc. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành rẻ, áp dụng được cho cả gia đình hoặc quy mô công nghiệp.

Trao đổi ion

Sử dụng phương pháp trao đổi ion tức là khử độ mặn của nước thông qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước ở bể lọc H-cationit, kết quả của quá trình trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit và các muối hòa tan sẽ biến thành axit tương ứng.

Khi lọc tiếp thì nước đã khử được cation ở bể H-cationit, và sau khi qua bể lọc OH-anionit thì các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ các anion của những axit mạnh như Cl-, SO4 và nhả vào nước một số lượng tương ứng với anion OH-.

Phương pháp khử mặn này hiệu quả cao nhưng chi phí khá đắt đỏ và khó vận hành.

TGL Water – Giải pháp lọc nước nhiễm mặn khuyên dùng bởi chuyên gia

Nước nhiễm mặn ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống người dân, nhất là đối với người dân khu vực ven biển, nông dân làm nông nghiệp. Hiện nay, TGL Water là loại hệ thống lọc nước nhiễm mặn được rất nhiều bà con tin yêu, sử dụng và lựa chọn đồng hành. Nhờ ứng dụng công nghệ từ trường độc quyền của Mỹ, hệ thống lọc nước TGL Water chính là giải pháp lọc nước nhiễm mặn được khuyên dùng bởi chuyên gia.

– TGL Water có hệ thống xử lý nước với bộ phận trọng tâm là nam châm vĩnh cửu có tác dụng phân tách và tái tạo các phân tử siêu nhỏ trong nguồn nước.

– Trong quá trình trao đổi ion, hệ thống máy lọc nước giúp giữ lại nguồn khoáng lớn trong nước mà chỉ loại bỏ cặn bẩn và những chất có hại. Tốc độ và khả năng khử nước mặn cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả cao.

– Cách thức sử dụng hệ thống máy lọc nước TGL Water đơn giản. Bạn không cần tìm hiểu quá nhiều về các vấn đề liên quan đến hóa chất mà có thể sử dụng nước trong bể chứa của bình luôn ngay sau khi lắp đặt và cho vận hành. Vì thế, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả công việc lại cao.

– TGL Water đã giúp rất nhiều nhà nông trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (vùng đất bị nhiễm mặn nghiêm trọng ở Việt Nam) trong việc xử lý nước nhiễm mặn và phát triển cây nông nghiệp, nhất là cây lương thực và cây ăn quả.

– Về chi phí, khi lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm mặn TGL Water phục vụ nông nghiệp chắc chắn sẽ tốn kém vì chúng ta đáng sử dụng trên quy mô lớn. Còn nếu chỉ cần xử lý quy mô gia đình để có nước sinh hoạt hàng ngày thì giá cả rất phải chăng.

>>> Đọc thêm: Bộ lọc nước tổng đầu nguồn TGL Water – Nguồn nước khoẻ cho cả gia đình

Với những ưu điểm vượt trội trên và những phản hồi cực tốt của những khách hàng đã mua trước đó, hãy liên hệ ngay với TGL Water để sở hữu hệ thống lọc nước chất lượng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.541.661